Tiềm năng phát triển của Bình Dương – “miếng mồi ngon” cho các nhà đầu tư bất động sản
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản nước ta phát triển hơn bao giờ hết. Ngoài những điểm nóng bất động sản như Hà Nội, TP.HCM thì thị trường Bình Dương cũng đang được các nhà đầu tư yêu thích. Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn phát triển thầm lặng, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, Bình Dương sẽ là thị trường bất động sản nắm giữ những vị trí quan trọng trong tương lai và đang trong tâm thế sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào.
Tiềm năng từ hạ tầng giao thông
Xuất phát từ một tỉnh nghèo được tách ra từ Tỉnh Sông Bé, ngay từ đầu Bình Dương đã có định hướng rõ ràng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng cũng như đồng bộ giao thông. Bên cạnh đó, với mục tiêu trở thành đô thị công nghiệp, trung tâm chính trị, kinh tế và đầu mối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương đang từng bước quy hoạch, xây dựng các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Hiện tại, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh đã đồng bộ, khang trang. Ngoài việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ như quốc lộ 13, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, vành đai 3, vành đai 4…, tỉnh còn xúc tiến kế hoạch xây dựng tuyến metro nối với TP HCM. Trong tương lai, tỉnh còn ưu tiên phát triển hệ thống đường sắt, mở rộng cảng sông, cảng cạn (ICD).
Hệ thống giao thông hoàn thiện giúp Bình Dương kết nối thuận lợi với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp việc lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, giao thông thuận lợi là một lợi thế giúp Bình Dương thu hút dân cư về đây an cư lạc nghiệp. Nhiều người mặc dù làm việc ở TPHCM hoặc Đồng Nai nhưng vẫn mua nhà ở Bình Dương vì việc kết nối giao thông đến các khu vực này khá nhanh chóng và dễ dàng.
Tiềm năng từ tiện ích dịch vụ
Hiện nay, các tiện ích dịch vụ như trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị – triển lãm, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí…ở Bình Dương cũng đang dần mọc lên như nấm. Một số tiện ích tiêu biểu như trung tâm hội nghị và triển lãm, tòa tháp 21 tầng trung tâm hành chính tập trung, trường Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Quốc tế Việt Đức, trường mầm non quốc tế Kinder World, siêu thị Nhật Bản Hikari, khu công nghệ cao Maple Tree, nhà thi đấu đa năng, sân golf Twin Doves… đang được đầu tư xây dựng.
Khu vực xung quanh thành phố mới Bình Dương cũng hình thành đầy đủ hệ thống tiện ích dịch vụ từ giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại đến vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và cả lực lượng chuyên gia, doanh nhân trong và ngoài nước đến sinh sống và làm việc.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, năm 2019, Bình Dương thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 3 cả nước với tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt 3,415 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 143,98% so với chỉ tiêu năm 2019. Trong đó, dòng vốn FDI chủ yếu tập trung đầu tư vào sản xuất ở các khu công nghiệp.
Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Bình Dương có 28 khu công nghiệp, 10 cụm công nghiệp đang hoạt động. Để cung ứng nguồn lao động cho sản xuất, một lượng lớn người lao động đến từ khắp cả nước đã và đang đến sinh sống làm việc tại Bình Dương.
Dân số Bình Dương hiện có 2,4 triệu người, trong đó gần 80% dân số thành thị. Tuy nhiên, nếu tính thêm phần người nhận cư thì dân số Bình Dương sẽ cao hơn con số này. Như tính toán, riêng đối tượng là cấp chuyên gia, cấp quản lý nước ngoài đang làm việc tại Bình Dương hiện đang là hơn 50.000. Việc hình thành và mở rộng các khu công nghiệp phát triển sản xuất phải còn cần thêm các chuyên gia, người lao động. Chính vì thế, người lao động có chuyên môn cũng như lao động phổ thông sẽ không ngừng đến Bình Dương làm việc trong tương lai. Điều này cũng đồng nghĩa, nhu cầu nhà ở cũng không ngừng tăng thêm.
Các khu vực đô thị của TP Thủ Dầu Một và thị xã Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát cũng xuất hiện nhiều dự án quy mô lớn như tổ hợp Gouco Land, trung tâm mua sắm Aeon Mall, siêu thị Lotte Mart, Metro, khu đô thị Tokyu…
Theo thống kê của Sở Xây dựng Bình Dương, triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Bình Dương đã công nhận chủ đầu tư cho 46 dự án nhà ở thương mại, với tổng diện tích đất khoảng 196,93 ha; chấp thuận chủ trương đầu tư cho 46 dự án nhà ở thương mại với tổng diện tích đất 339,01 ha, tổng diện tích sàn 3.135.000 m², tổng số 14.636 căn. Tính lũy kế từ năm 2016 đến hết năm 2019, Bình Dương đã công nhận chủ đầu tư cho 112 dự án, tổng diện tích đất khoảng 722,4 ha.
Tiềm năng từ nguồn đầu tư lớn
Với tiềm năng từ cơ cấu hạ tầng, giao thông đồng bộ, Bình Dương đang ngày một thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản. So với TP.HCM, Đồng Nai, hiện nay, Bình Dương đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư lớn nhất cả nước.
Nhờ sự phát triển của các khu công nghiệp, mỗi năm Bình Dương thu hút hàng trăm ngàn lao động từ lao động phổ thông đến lao động có trình độ cao về đây làm việc và sinh sống. Theo thống kê, mỗi năm, Bình Dương cần thêm khoảng 30.000-40.000 lao động là các chuyên gia, kỹ sư và công nhân kỹ thuật cao. Đây chính là động lực để thị trường bất động sản phát triển, không chỉ ở phân khúc giá vừa túi tiền đáp ứng nhu cầu của số đông người dân mà cả phân khúc cao cấp như biệt thự, khu phức hợp. Từ đó đẩy giá trị bất động sản Bình Dương ngày một tăng cao, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn và các khu công nghiệp.
Nếu như thị trường bất động sản TP.HCM đang ngày càng bão hòa thì bất động sản Bình Dương giống như một làn gió mới đối với các nhà đầu tư bất động sản. Việc qui hoạch rõ ràng, có cơ sở hạ tầng đồng bộ nổi bật, lại chưa quá phát triển khiến cho các hạng mục bất động sản ở Bình Dương giống như một “miếng mồi ngon” chưa có quá nhiều người xâu xé. Các nhà đầu tư vừa không quá lo ngại về đồng vốn lại nắm chắc hơn về diễn biến, qui hoạch rồi mới quyết định đầu tư làm giảm rủi ro và tăng cao lợi nhuận.